SỞ HỮU YẾU TỐ GIÁC CẮT ĐẸP - YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH VẺ ĐẸP CỦA KIM CƯƠNG

SỞ HỮU YẾU TỐ GIÁC CẮT ĐẸP - YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH VẺ ĐẸP CỦA KIM CƯƠNG

Nằm trong nhóm yếu tố 4C đánh giá chất lượng của kim cương, giác cắt là yếu tố quyết định vẻ đẹp của kim cương.

Giác cắt kim cương yếu tố quyết định vẻ đẹp của kim cương

Các yếu tố đánh giá chất lượng của kim cương

Để đánh giá chất lượng kim cương tự nhiên, GIA - Viện đá quý Hoa Kỳ đã đưa ra tiêu chí 4C bao gồm: “Color” (màu sắc),  “Clarity” (độ tinh khiết) “Cut” (giác cắt) và “Carat” (trọng lượng). Đây cũng là tiêu chuẩn được công nhận khắp nơi trên thế giới khi xác định giá trị kim cương. 

Color (màu sắc) hay còn gọi là nước màu của kim cương có thang đánh giá được gọi là “D-Z Color Scale”, tương ứng: D - Không màu, H - Gần như không màu, L - Màu rất nhạt, P - Màu nhạt, Z - Màu vàng.

Clarity (độ tinh khiết) là yếu tố đánh giá các tạp chất có trong kim cương, có 11 cấp độ đánh giá sự tinh khiết của kim cương. Độ trong của kim cương càng cao thì kim cương càng đắt tiền.

Cut (Giác cắt) là yếu tố quyết định vẻ đẹp của kim cương, giác cắt đẹp cũng sẽ giúp viên kim cương thể hiện được rõ nhất màu sắc và độ tinh khiết của mình.  Kim cương đạt đến độ cắt mài hoàn hảo là khi hội tụ đầy đủ các yếu tố: tỷ lệ cắt xén chuẩn tuyệt đối, đối xứng chính xác và đánh bóng không tì vết.

Carat - (Trọng lượng) viên kim cương có trọng lượng càng lớn thì giá trị càng cao. 

Mỗi yếu tố trên đều có những tác động nhất định tới giá trị của viên kim cương. Tuy nhiên giác cắt vẫn được coi là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới vẻ đẹp của viên kim cương.

Tiêu chuẩn khi đánh giá giác cắt kim cương

Để có được giác cắt hoàn hảo cần xem xét các tiêu chí nhất định

Những khía cạnh được cắt gọt, xử lý trên kim cương chính là giác cắt kim cương. Từ những viên kim cương thô sẽ được những người thợ chế tác tạo thành viên kim cương với các giác cắt hoàn hảo. Thước đo tiêu chuẩn giác cắt kim cương dựa theo GIA gồm 5 mức độ: Excellent – Very good – Good – Fair – Poor.

Dưới đây là những tiêu chuẩn đánh giá giác cắt kim cương

Mặt bàn (Table) là mặt lớn nhất trên cùng của viên kim cương, Mặt bàn kim cương đo bằng milimet và sau đó chia cho đường kính trung bình của viên kim cương để lấy phần trăm (% table). Tỷ lệ phần trăm này sẽ là kết quả để đánh giá sự hoàn thiện của giác cắt.

Chiều sâu giác cắt (depth) Thông số này được xác định dựa trên cách chia tổng chiều sâu từ đỉnh đến đáy của viên kim cương cho đường kính trung bình. Trong đó, chiều cao được tính từ đỉnh đến đáy viên kim cương và đường kính là chiều rộng. Tiêu chuẩn hoàn hảo cho tổng chiều sâu giác cắt kim cương là khoảng 60%. Nếu viên kim cương quá sâu viên kim cương sẽ bị tối, quá nông sẽ bị sáng khi ánh sáng lọt qua viên kim cương. 

Viền cạnh viên kim cương là các cạnh chạy xung quanh viên kim cương tỉ lệ tiêu chuẩn được xác định ở khoảng giữa của mức mỏng và hơi dày. Tiêu chí này rất cần đến sự tỉ mỉ và chính xác. Bởi nếu lệch chuẩn thì không thể đảm bảo chất lượng của kim cương. Nếu cạnh của viên kim cương quá mỏng, nó có thể dễ bị mẻ và có các vết xước nhỏ. Nếu viền quá dày, nó có thể làm thay đổi vẻ đẹp tổng thể của viên kim cương và nó còn tăng thêm trọng lượng không cần thiết.

Kim cương đã qua chế tác có giá trị cao hơn kim cương thô

Từ những tiêu chí trên có thể thấy để có được giác cắt hoàn hảo đòi hỏi sự tỉ mỉ từ những người thợ kim hoàn. Chính vì vậy đây được coi là yếu tố quan trọng nhất để đem đến một viên kim cương có vẻ đẹp tuyệt tác và thể hiện được hết những những khía cạnh khác như màu sắc và độ tinh khiết của viên kim cương. Giá trị của viên kim cương cũng sẽ tăng so với viên kim cương thô khi được chế tác một cách cẩn thận.

Trên đây là một số chia sẻ về tầm quan trọng của yếu tố giác cắt đối với kim cương. Rất mong với những thông tin này sẽ giúp bạn tìm mua được viên kim cương ưng ý nhất.

Để biết thêm chi tiết sản phẩm và chương trình khuyến mãi, vui lòng tới showroom Peerage: 01 Phủ Doãn (67B Hàng Bông), Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc liên lạc hotline: 0559.86.9999 / 0559.68.9999

Quay lại blog

Để lại bình luận